Nuôi cá lồng trên sông Son: Một hướng phát triển kinh tế

Với tổng cộng 345 hộ nuôi cá lồng/435 lồng cá, nghề nuôi cá lồng trên sông Son được xem là hướng phát triển kinh tế ổn định của xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) khi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân...

nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng trên sông Son là hướng phát triển kinh tế ổn định của nhiều người dân xã Sơn Trạch, Bố Trạch.

Sông Son nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, đoạn chảy qua xã Sơn Trạch có chiều dài trên 12km, rộng khoảng 100m, quanh năm nước trong xanh. Theo như nhiều người dân địa phương, nghề nuôi cá lồng trên sông Son của người dân xã Sơn Trạch bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 với khoảng 80 lồng cá/50 hộ nuôi.

Tuy nhiên, chỉ đến năm 2000, khi Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và hoạt động du lịch địa phương phát triển mạnh thì nghề nuôi cá lồng trên sông Son mới thực sự phát triển. Hiện toàn xã có 7 thôn nuôi cá lồng, trong đó tập trung nhiều nhất là ở các thôn Xuân Tiến, Trằm Mé, Xuân Sơn, Gia Tịnh, Na... với đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như cá mè, trắm cỏ, cá rô phi...

Theo lời giới thiệu của ông Trần Văn thông, Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi tìm về thôn Xuân Tiến, một trong những nơi tập trung nhiều hộ nuôi cá lồng nhất xã. Dẫn chúng tôi đến bên những lồng cá được kết thành những bè dài trên sông Son, anh Trần Văn Tiến, một người dân địa phương phấn khởi chia sẻ: Phần lớn cư dân dọc sông Son đều có lồng cá và cá lồng xuất hiện ở đây vào loại sớm trong tỉnh. Để nuôi được cá, điều đầu tiên là phải có lồng chắc chắn để cá không phá lồng và quan trọng hơn nữa là chống chọi được với bão, lũ. Với diện tích khoảng 20 khối, mỗi lồng có thể thả khoảng 200 con cá giống.

Sau thời gian nuôi khoảng trên 2 năm, khi trọng lượng cá lên đến 6 - 7 kg/con (cá trắm cỏ, mè...) thì người nuôi có thể thu hoạch. Theo nhiều người dân địa phương, thị trường tiêu thụ cá ở đây khá ổn định với mức giá bình quân khoảng 80.000 - 90.000 đồng/kg. Đặc biệt, từ khi hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển, nhộn nhịp thì thị trường tiêu thụ nguồn hàng thuỷ sản của địa phương lại càng mạnh, chưa kể nhiều khi “cháy hàng”, “cung” không đủ “cầu”.

Với mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhận thấy điều kiện ở khu vực xã Sơn Trạch khá lý tưởng để nuôi cá chình do dọc sông Son có nhiều vực sâu, nước sông trong mát gần giống với môi trường sống tự nhiên của loài cá này, hiện ngoài các loại cá truyền thống, xã Sơn Trạch đã có chủ trương nuôi thử nghiệm cá chình lồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với việc tạo điều kiện cho bà con tham gia các lớp tập huấn, nắm bắt kỹ thuật nuôi, xã còn hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận nguồn vốn.

Tiên phong trong việc thử nghiệm nuôi cá chình ở sông Son là ông Hoàng Văn Thái (thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch). Ông Thái chia sẻ, ông bắt đầu nuôi cá chình từ đầu năm 2012 sau chuyến tham quan cùng lãnh đạo xã tại thành phố Huế và xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Hiện gia đình ông sở hữu 3 lồng cá, mỗi năm thu lãi trên 50 triệu đồng/lồng. Cá chình không tạp ăn như cá trắm, cá mè, rô phi; thức ăn của cá chình là những loại khó kiếm như giun đất, cua đồng, ếch nhái và đặc biệt là cá chỉ ăn thức ăn trong ngày chứ không dùng thức ăn để lâu. Lồng nuôi cá chình được hàn bằng kẽm nguyên tấm dày, xung quanh lồng được khoan nhiều lỗ tròn, to bằng đầu chiếc đũa ăn cơm bởi cá chình là giống ưa sống trong tối.

Cá chình là loại cá ngon nổi tiếng và Phong Nha-Kẻ Bàng được biết đến như là quê hương của loài cá da trơn này. Tuy nhiên, do khai thác và đánh bắt quá mức nên loại cá chình trong tự nhiên hiện còn rất ít. Hơn nữa, từ khi Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được đưa vào bảo tồn thì việc đánh bắt cá chình bị nghiêm cấm, lượng cá chình trên thị trường vì vậy trở nên khan hiếm, khi cao điểm giá cá chình có thể lên đến 500.000 - 600.000 đồng/kg.

Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Sơn Trạch có nguyện vọng mở rộng mô hình nuôi cá chình lồng trên sông Son. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà hiện nay bà con gặp phải là hoàn toàn bị động khi tìm nguồn cá giống, bởi trên địa bàn tỉnh ta hiện chưa có cơ sở nào sản xuất con giống của loại cá chình. Nếu muốn nuôi loại cá này, người dân chỉ có thể mua gom lại từ việc khai thác trong tự nhiên, điều này dẫn đến kích cỡ cá thường không đồng đều, khi nuôi dễ xảy ra tình trạng cá lớn cắn cá bé. Hoặc nếu chọn cá giống khai thác theo kiểu thả câu thì độ rủi ro trong khi nuôi là rất cao.

“Trong tương lai gần, khi trại giống ở huyện Quảng Ninh có khả năng cung cấp con giống, nghề nuôi cá lồng và đặc biệt là nuôi cá chình trên sông Son hứa hẹn sẽ phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Để du khách khi đến với Phong Nha-Kẻ Bàng không chỉ ấn tượng về một vương quốc hang động mà còn vì những món ngon đặc trưng cho ẩm thực miền di sản” - ông Hoàng Văn Thái tự tin chia sẻ.

Báo Quảng Bình, 23/09/2015
Đăng ngày 29/09/2015
Thanh Hải
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 01:35 27/05/2024

Hiện trạng cơ sở chế biến tôm cả nước

Ngày 22/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch giới thiệu báo cáo điều tra hiện trạng chế biến 2 sản phẩm chủ lực quốc gia là tôm nước lợ và cá tra. Sau đây là hiện trạng cơ sở chế biến tôm nước lợ.

Chế biến tôm
• 01:35 27/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 01:35 27/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:35 27/05/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 01:35 27/05/2024